STT | NỘI DUNG KHÓA HỌC THIẾT KẾ LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN ( 12 BUỔI) | Thời lượng (h) |
PHẦN 1 ( 2 buổi) | GIỚI THIỆU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM, CÁCH SỬ DỤNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP CƠ BẢN Mục đích: Nắm bắt được nguyên lý làm việc, hình dạng, cách đọc thông số kỹ thuật và ký hiệu điện theo tiêu chuẩn công nghiệp. - Giới thiệu về nguồn điện sử dụng trong tủ điện. - Các dạng tín hiệu điều khiển trong tủ điện. - Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ nguồn: ACB,VCB,MCCB,MCB, cầu chì, bảo vệ mất pha, bảo vệ ngược pha. - Các thiết bị đầu vào: Nút nhấn, chuyển mạch, công tắc, phao đo mức. - Các thiết bị đầu ra: Rơ le trung gian, rơ le thời gian, rơ le bán dẫn, contactor, rơ le nhiệt. - Thiết bị đo lường, chuyển đổi: Biến dòng, đồng hồ đo dòng, đo áp, đo công suất, đo tần số, - Thiết bị chuyển đổi: biến áp, nguồn một chiều. - Thiết bị điều khiển: PLC, biến tần, khởi động mềm. - Các loại dây dẫn và cáp điện. - Phụ kiện đấu nối: thiết bị đấu nối, cầu đấu, cầu chặn, máng, ống ghen đánh số. | 5h |
PHẦN 2 ( 1 buổi) | QUY TRÌNH THIẾT KẾ, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ THEO YÊU CẦU CỦA BÀI TOÁN 1. Quy trình thiết kế một tủ điện theo tiêu chuẩn trong công nghiệp - Tiếp nhận và hiểu bài toán đưa ra. - Khảo sát hiện trường (nếu cần) để kiểm tra điều kiện và môi trường làm việc của tủ điện. - Lập danh sách thiết bị cơ bản theo từng nhóm chức năng của bài toán. - Tính toán thông số thiết bị đóng cắt (aptomat, contactor, relay nhiệt, biến tần, SSR). - Lập bản vẽ nguyên lý dựa theo danh sách thiết bị ở trên (có thể thêm hoặc bớt thiết bị so với danh sách cơ bản). - Lập danh sách và số lượng thiết bị chính xác theo nguyên lí (có mã sản phẩm). - Kích thước tiêu chuẩn của tủ điện. - Vẽ bản vẽ bố trí thiết bị sao cho phù hợp (nếu kích thước tủ đã có sẵn), có thể lắp thiế bị bên sườn tủ. Nếu chưa có kích thước thì tù bản vẽ bố trí sẽ đưa ra được kích thước phù hợp. - Bản vẽ thi công vỏ tủ gửi nhà sản xuất vỏ (nếu tủ là loại đi đặt) hoặc tự gia công từ những tủ có bán sẵn. - Lắp đặt tủ theo bản vẽ. - Kiểm tra cách điện, thông mạch giữa các pha và dây trung tính trước khi xuất xưởng. 2. Giới thiệu một số bản vẽ mẫu hay được sử dụng ở VN - Cách đọc bản vẽ (xác định kí hiệu bản vẽ nguyên lý với bản vẽ vị trí thiết bị .... ) - Các loại tủ điện phổ biến trong công nghiệp. - Cách đọc các mã đầu dây. - Cách xác định màu dây dẫn và thiết bị điện. 3. Quy trình lắp đặt tủ - Ghá lắp thiết bị trong và ngoài tủ. - In đầu số, chữ theo bản vẽ. (có thể theo list danh sách in, hoặc nhìn mã trên bản vẽ). - Đấu nối mạch điều khiển, mạch động lực. - Kiểm tra sự chắc chắn của đầu cốt, các điểm nối dây. - Dùng đồng hồ để kiểm tra mạch đấu nối khi chưa cấp nguồn ( kiểm tra nguội ). - Cấp nguồn và kiểm tra mạch đấu nối, sửa chữa các lỗi nếu có. | 2.5h |
PHẦN 3 ( 1 buổi) | TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ 1.Tính toán và lựa chọn thiết bị đóng cắt và bảo vệ 2.Tính toán lựa chọn máy biến áp, bộ nguồn AC/DC 3.Tính toán và lựa chọn dây dẫn, thanh cái - Dây điều khiển, dây tín hiệu - Dây mạch lực, thanh cái 4. Một số ví dụ cho học viên tính toán và lựa chọn - Ví dụ: tủ điều khiển - Ví dụ: tủ phân phối | 2.5h |
PHẦN 4 ( 6 buổi) | THỰC HÀNH ĐẤU NỐI - LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN 1. Kỹ năng cơ bản - Các bóp đầu cốt, đầu số hoặc tub in. - Sử dụng dụng cụ, đồ nghề khi đấu nối tủ điện 2. Thiết kế và lắp đặt mạch điều khiển bơm chế độ tự động và bằng tay. -Thiết kế mạch điện nguyên lý theo đầu bài được giao. (gv phân tích lý thuyết, học viên tính toán sau đó vẽ bản vẽ và trao đổi với gv) - Lắp mạch và chạy thử theo yêu cầu (trên mô hình) - Sử dụng đồng hồ vạn năng để tìm lỗi trước khi vận hành. 3. Thiết kế và lắp đặt mạch điều khiển bơm chạy luân phiên, theo phao. - Thiết kế mạch điện nguyên lý theo đầu bài được giao. - Lắp mạch và chạy thử theo yêu cầu trên mô hình. - Sử dụng đồng hồ vạn năng để tìm lỗi trước khi vận hành. 4. Thiết kế và lắp đặt mạch đảo chiều quay động cơ KĐB - Thiết kế mạch điện nguyên lý. - Lắp mạch và chạy thử theo yêu cầu trên mô hình. - Sử dụng đồng hồ vạn năng để tìm lỗi trước khi vận hành. 5. Thiết kế và lắp mạch khởi động đông cơ (đổi nối sao - tam giác) - Thiết kế mạch điện nguyên lý. - Lắp mạch và chạy thử theo yêu cầu trên mô hình. - Sử dụng đồng hồ vạn năng để tìm lỗi trước khi vận hành. 6. Thiết kế và lắp đặt tủ điều khiển thanh đốt nhiệt - Thiết kế mạch điện nguyên lý - Lắp mạch và chạy thử theo yêu cầu trên mô hình. - Sử dụng đồng hồ vạn năng để tìm lỗi trước khi vận hành. 7. Thiết kế tủ điều khiển PLC + biến tần + động cơ 3 pha - Phân tích sơ đồ nguyên lý của tủ - Giới thiệu nguyên lý làm việc của PLC, biến tần - Lập trình PLC, cài đặt biến tần theo chương trình sẵn, demo ứng dụng cho học viên kết hợp với nút ấn. | 15h |
PHẦN 5 ( 2 buổi) | 1. Giới thiệu thêm một số tủ nâng cao - Thiết kế và lắp đặt tủ điều khiển ATS – tủ tự chuyển nguồn tự động - Thiết kế và lắp đặt tủ tụ bù 2. Lập dự toán cho tủ 3. Giới thiệu một số phần mềm thiết kế tủ điện Autocad2D, Autocad Electrical, Eplan. 4. Viết thuyết minh hướng dẫn sử dụng tủ điện | 7.5h |